Thuốc này được bán theo đơn bác sĩ
Nhập địa chỉ của bạn để xem các tùy chọn vận chuyển - Tính phí giao hàng
Giao nhanh
thuốc trong 2H ni thành HCM
Bạn muốn nhận hàng trước h hôm nay. Đặt hàng trong p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết
Các hình thức giao hàng
Freeship cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ
MetaShip 2H
GHTK
Ahamove
Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ.
Thuốc tốt, giá tốt, đa dạng thuốc.
Tích lũy điểm thưởng và sử dụng điểm cho các địa điểm.
Mỗi viên nang có chứa:
*Dùng trong quá trình sản xuất, không có trong sản phẩm cuối cùng
Omeprazol được chỉ định trong điều trị các trường hợp:
Trẻ em và thanh thiếu niên trên 4 tuổi: Kết hợp với kháng sinh điều trị loét dạ dày tá tràng do H. pylori.
Điều trị loét tá tràng: Liều khuyến cáo cho bệnh nhân loét tá tràng tiến triền là 20 mg một lần mỗi ngày. Hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng hai tuần. Với những trường hợp không thể lành bệnh hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, có thể khỏi bệnh khi điều trị kéo dài thêm khoảng hai tuần nữa. Với những bệnh nhân loét tá tràng đáp ứng kém, liều khuyến cáo là 40 mg một lần mỗi ngày, khỏi bệnh sau khoảng 4 tuần điều trị.
Phòng loét tà tràng tái phát: Để phòng tái phát loét tá tràng cho những bệnh nhân âm tính với H. pylori hoặc khi không thể diệt trừ được H.pylori, liều khuyến cáo là 20mg, một lần mỗi ngày. Một số trường hợp có thể chỉ cần mức liều hàng ngày 10mg cũng có hiệu quả. Với trường hợp điều trị thất bại, có thể tăng liều tới 40mg.
Điều trị loét dạ dày: Liều khuyến cáo là 20 mg một lần mỗi ngày. Hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng 4 tuần. Với những trường hợp không thể lành bệnh hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, có thể khỏi bệnh trong 4 tuần điều trị tiếp theo. Với những bệnh nhân đáp ứng kém, liều khuyến cáo là 40 mg một lần mỗi ngày, và thường khỏi bệnh sau khoảng 8 tuần điều trị.
Phòng loét dạ dày tái phát cho bệnh nhân đáp ứng kém, liều khuyến cáo là 20mg, một lần mỗi ngày. Có thể tăng liều tới 40mg, một lần mỗi ngày nếu cần.
Diệt H. pylori ở bệnh nhân loét đường tiêu hóa: Để diệt trừ H. pylori, cần lựa chọn kháng sinh phù hợp, xem xét đến sự dung nạp thuốc của từng bệnh nhân, theo hướng dẫn điều trị và tình trạng kháng thuốc của khu vực, quốc gia. Một số phác đồ kết hợp khuyến cáo:
Omeprazol 20 mg + clarithromycin 500 mg + amoxicillin 1000 mg, 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần, hoặc Omeprazol 20 mg + clarithromycin 250 mg (hoặc 500 mg) + metronidazol 400 mg (hoặc 500 mg hoặc tinidazol 500 mg), 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần, hoặc
Omeprazol 40 mg 1 lần mỗi ngày, với amoxicillin 500 mg và metronidazol 400 mg (hoặc 500 mg hoặc tinidazol 500 mg), cả 2 loại dùng 3 lần/ ngày trong 1 tuần.
Mỗi phác đồ, nếu bệnh nhân vẫn dương tính với H. pylori sau đợt dùng thuốc, có thể điều trị nhắc lại.
Điều trị loét tá tràng, dạ dày liên quan tới sử dụng NSAID: Liều khuyến cáo là 20 mg, một lần mỗi ngày. Hầu hết bệnh nhân lành bệnh trong vòng bốn tuần. Với trường hợp không thề lành bệnh hoàn toàn sau đợt đầu điều trị, bệnh thường khỏi sau khi điều trị thêm bốn tuần nữa.
Phòng loét dạ dày, tá tràng liên quan tới NSAID cho bệnh nhân có nguy cơ (> 60 tuổi, tiền sử bị loét dạ dày, tà tràng, tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên): Liều khuyến cáo là 20 mg, một lần mỗi ngày.
Điều trị bệnh viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 20 mg, một lần mỗi ngày. Hầu hết bệnh nhân lành bệnh trong vòng bốn tuần. Với trường hợp không thể lành bệnh hoàn toàn sau đợt đầu điều trị, bệnh thường khỏi sau khi điều trị thêm bốn tuần nữa. Với bệnh nhân viêm thực quản nặng, liều dùng có thể tới 40mg, và thường lành bệnh sau 8 tuần điều trị.
Kiểm soát lâu dài cho trường hợp bệnh nhân bị viêm thực quản trào ngược đã chữa khỏi: Liều khuyến cáo là 10 mg, một lần mỗi ngày. Nếu cần, có thể tăng liều đến 20-40 mg một lần mỗi ngày.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản triệu chứng: Liều khuyến cáo là 20 mg mỗi ngày. Bệnh nhân có thể đáp ứng với mức liều 10 mg mỗi ngày, nên có thể điều chỉnh liều với từng trường hợp. Nếu không thể kiểm soát được triệu chứng sau bốn tuần điều trị với liều 20 mg mỗi ngày, cần phải kiểm tra và xem xét thêm.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: cần điều chỉnh liều và thời gian điều trị cho từng trường hợp theo trạng thái lâm sàng. Liều khởi đầu khuyến cáo là 60 mg mỗi ngày. Tất cả các bệnh nhân bị bệnh nặng và đáp ứng không đủ với các trị liệu khác đã được kiểm soát một cách hiệu quả và trên 90% bệnh nhân dùng mức liều duy trì từ 20-120mg mỗi ngày. Khi liều vượt quá 80 mg mỗi ngày, chia liều uống 2 lần mỗi ngày.
Trẻ em: trên 1 tuổi và ≥ 10 kg:
Điều trị viêm thực quản trào ngược và điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược thực quản dạ dày.
Liều khuyến cáo như sau:
Tuổi | Cân nặng | Liều dùng mỗi ngày |
≥ 1 tuổi | 10-20 kg | 10 mg, có thể tăng đến 20 mg nếu cần |
≥ 2 tuổi | > 20 kg | 20 mg, có thể tăng đến 40 mg nếu cần |
Thời gian điều trị: Viêm thực quản trào ngược: 4-8 tuần. Điều trị triệu chứng ợ nỏng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược thực quản dạ dày: 2-4 tuần; Nếu không kiểm soát được triệu chứng sau 2-4 tuần điều trị, cần khám và xem xét thêm.
Trẻ em và thiếu niên trên 4 tuổi:
Điều trị loét tá tràng do H. pylori: Khi lựa chọn phác đồ phối hợp thuốc, cần xem xét thêm hướng dẫn điều trị chuẩn quốc gia, do liên quan tới sự kháng thuốc. Thời gian điều trị thường là 7 ngày nhưng đôi khi tới 14 ngày, sử dụng các thuốc kháng sinh thích hợp.
Liều khuyến cáo:
Cân nặng
15-30 kg |
Liều dùng mỗi ngày
Phối hợp với 2 kháng sinh: omeprazol 10 mg, amoxicillin 25 mg/kg thể trọng và clarithromycin 7.5 mg/kg thể trọng, dùng 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần. |
31-40 kg | Phối hợp với 2 kháng sinh: omeprazol 20 mg, amoxicillin 750 mg và clarithromycin 7.5 mg/kg thể trọng, dùng 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần |
>40 kg | Phối hợp với 2 kháng sinh: omeprazol 20 mg, amoxicillin 1 gam và clarithromycin 500mg, dùng 2 lần mỗi ngày trong 1 tuần |
Trong thời gian điều trị với liều khuyến cáo cho trẻ em từ 1 tuổi, nồng độ thuốc trong huyết tương tương tự như người lớn. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, thanh thải omeprazol kém do khả năng chuyển hóa omeprazol thấp.
Suy thận: Không cần phải chỉnh liều cho người có chức năng thận suy giảm. Dược động học của omeprazol không đổi ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Suy gan: Liều 10 – 20mg hàng ngày có thể là phù hợp. Chuyển hóa omeprazol ở bệnh nhân có chức năng gan suy giảm, tăng AUC. Omeprazol không có xu hướng tích lũy với liều 1 lần hàng ngày.
Liều cho người cao tuổi: Tốc độ chuyển hóa của omeprazol phần nào bị giảm ở người cao tuổi (75-79 tuổi). Tuy nhiên không cần phải chỉnh liều dùng cho người cao tuổi.
Nhóm người châu Á: Xem xét việc giảm liều nếu cần, đặc biệt trong điều trị dự phòng viêm trợt thực quản .
Omeprazol được dung nạp tốt và các tác dụng không mong muốn tương đối ít gặp, nhẹ và có thể hồi phục.
Chú ý: Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Trước khi sử dụng omeprazol cho người bị loét dạ dày, phải đảm bảo loại trừ khả năng bị u ác tính, do thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm hạn chế và chậm việc chẩn đoán.
Omeprazol có thể gây nhiễu với các nghiên cứu chẩn đoán khối u thần kinh nội tiết do tăng nồng độ chromogranin-A (CgA), do vậy nên tạm ngừng dùng omeprazol ít nhất 5 ngày trước khi đo nồng độ CgA.
Như với tất cả các phương pháp điều trị dùng thuốc dài ngày, đặc biệt là khi thời gian điều trị trên 1 năm, bệnh nhân cần được giám sát thường xuyên. Sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter do làm thay đổi phần nào pH môi trường.
Như các loại thuốc ức chế tiết acid, omeprazol có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12 do giảm hoặc thiếu acid dịch vị. Điều này cần được xem xét ở những bệnh nhân giảm dự trữ cơ thể hoặc có yếu tố nguy cơ làm giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị lâu dài
Đã thấy báo cáo giảm magnesi huyết nghiêm trọng ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton như omeprazol kéo dài (> 3 tháng, hầu hết các trường hợp dùng 1 năm). Biểu hiện nghiêm trọng của giảm magnesi huyết như mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật, chóng mặt và rối loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng thường tiềm tàng (không thể hiện rõ) và dễ bị bỏ qua. Trong hầu hết trường hợp nặng phát hiện được, các triệu chứng được cải thiện sau khi bổ sung magnesi và ngừng thuốc ức chế proton, cần theo dõi nồng độ magnesi cho những bệnh nhân điều trị kéo dài hoặc dùng đồng thời omeprazol với digoxin trước khi bắt đầu và định kỳ trong quá trình điều trị. Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt là khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng (10-40%) nguy cơ gãy xương (cột sống, hông, cổ tay), đặc biệt ở người cao tuổi hoặc người đã sẵn có các yếu tố nguy cơ khác. Những trường hợp có nguy cơ khác như loãng xương nên được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng, bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi.
Thuốc có chứa đường sucrose, những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này. Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến những trường hợp lupus ban đỏ ở da bán cấp (subacute cutaneous lupus erythematosus- SCLE), mặc dù hiếm gặp. Nếu xảy ra tổn thương, đặc biệt là ở các khu vực da có tiếp xúc với ánh sáng, có kèm theo đau khớp, bệnh nhân cần được thăm khám kịp thời và chăm sóc sức khỏe, và nên ngừng dùng omeprazol. Nếu đã bị SCLE sau đợt điều trị trước với thuốc ức chế bơm proton thì có nhiều nguy cơ bị SCLE khi dùng các thuốc ức chế bơm proton khác.
Thận trọng khi sử dụng các thuốc có khả năng tương tác với omeprazol (xem phần tương tác thuốc)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.